Bài thuốc dân gian trị hôi miệng

Bài thuốc dân gian trị hôi miệng

Hôi miệng là mùi hôi từ hơi thở do nhiều nguyên nhân gây ra. Do khoang miệng có bệnh như sâu răng, viêm nha chu, viêm nhiễm từ chân răng, viêm lợi trùm, mảnh vụn thức ăn và lớp bợn trên lưỡi; mùi hôi do ruột và dạ dày tích nhiệt, các bệnh mạn tính ở đường tiêu hóa như viêm dạ dày, táo bón; mùi hôi do bệnh lý hô hấp: viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, viêm xoang kéo dài, viêm amidan mủ… do thói quen sinh hoạt như hút thuốc lá.

Ngoài giải pháp tích cực điều trị các bệnh nêu trên dẫn đến chứng hôi miệng, bạn có thể dùng một trong số những phương thuốc chữa hôi miệng bằng y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian như sau:

Có thể bạn đang quan tâm: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Bệnh Hội Miệng, Hơi Thở Hôi.

Thuốc uống trị hôi miệng

Bài 1: Lá trúc 15g, rễ cây qua lâu 12g, sinh địa 10g, mộc thông 2 g. Sắc uống.

Lá trúc hay còn gọi là Chanh thái ( Chanh thái lan) người việt nam thường gọi trúc hoặc trấp, tên khoa học Citrus hystrix tên tiếng anh kaffir-lime. Là một loại trái cây có múi sống chủ yếu Lào, Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Lá chanh thái được sử dụng phổ biến trong nấu ăn Đông Nam Á, như ẩm thực Thái Lan, Indonesia và Campuchia. Và có rất nhiều tác dụng trong y học.

Cây qua lâu tên thường gọi: Cây qua lâu còn có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua, dây bạc bát, người Tày gọi là thau ca. Tên khoa học: Trichosanthes sp

Cây qua lâu

Sinh địa còn gọi là sinh địa, địa hoàng, nguyên sinh địa. Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch. ex Steud. Họ khoa học: họ Hoa mõm chó (Scrophulariacae). Cây địa hoàng là một cây thuốc quý. Địa hoàng là cây thảo, sống nhiều năm, cao 30 – 40cm. Toàn cây có lông. Rễ phình lên thành củ. Lá có lông. Lá mọc tập trung ở gốc, phiến lá hình trứng ngược, gốc thuôn, đầu tròn, mép khía răng cưa tròn, gân lá hình mạng lưới nổi rõ ở mặt dưới. Hoa hình ống, màu tên đỏ, mọc thành chùm trên một cuống dài. Quả nang, chứa nhiều hạt nhỏ. Mùa hoa quả tháng 4-7 Phân bố ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Thanh Hóa, Bắc Giang,…

Mọc thông tên khoa học : Akebia trifoliata (Thunb) Koidz. Mộc thông là thuốc vừa nhập của Trung Quốc, vừa khai thác trong nước. Vị mộc thông của Trung Quốc cũng chưa thống nhất. Người ta đã thống kê phát hiện thấy trên 10 cây khác nhau thuộc các họ thực vật khác nhau, chủ yếu thuộc hai họ : Mộc hương (Aristolochiaceae) và Hoàng Liên (Ranunculaceae) cho vị thuốc mang tên Mộc thông.

Mộc thông

Bài 2: Hạt dành dành 15g, thạch cao sống 15g, hoàng liên 5g. Sắc uống.

Hạt dành dành từ lâu đã được biết đến là một vị thuốc quý được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị một số bệnh thường gặp. Ngoài ra, màu vàng đặc trưng của quả dành dành sau khi phơi khô còn được nghiền thành bột dành dành và sử dụng làm thực phẩm tạo màu tự nhiên được các bà nội trợ tin dùng. Tên gọi khác: Cây dành dành còn có tên gọi khác là Chi tử, Tiên chi, Mộc ban, Việt đào, Thủy hoàng chi, Mác làng cương,… Tên khoa học: Gardenia augusta (L.) Merr. (G. jasminoides Ellis) thuộc họ Cà phê – Rubiaceae.

Hoàng liên có tên khoa học: Coptis teeta Wall. Hoàng liên có tác dụng kháng khuẩn, hạ áp, chống nấm…

Bài 3: Rễ lau tươi rửa sạch 100g, đường phèn vừa đủ, đun uống thay trà.

Rễ lau còn có tên là Rễ sậy, Lô can, Vĩ kinh, Vĩ căn. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ dưới mặt đất của cây Lau (Phragmites communis (L) Trin. Vị ngọt, tính hàn, qui kinh Phế, Vị, Thận. Thành phần chủ yếu: Trong rễ lau có protein 6%, các loại đường 51% , asparagin 0,1%, arginin . Tác dụng dược lý: Theo Y học cổ truyền, rễ lau có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân ( chủ yếu là thanh phế vị nhiệt). In vitro, thuốc có tác dụng kháng khuẩn đối với Liên cầu khuẩn dung huyết beta.

Bài 4: Tâm sen 3g hãm với nước sôi, để nguội uống.

Tâm sen là tim của hạt sen còn gọi là Liên tử tâm. Tên khoa học Embryo Nelumbinis. Tên vị thuốc là Liên tâm. Tâm sen được sử dụng trong y học truyền thống châu Á như là một loại thuốc có tác dụng an thần và thanh nhiệt. Thành phần hóa học: Tâm sen có chứa Alcaloid, flavonoid, acid amin. Trà tâm sen hiện nay là thức uống rất được ưa chuộng bở các tác dụng vượt trội mà nó đem lại.

Bài 5: Trúc diệp 9g, thạch cao 30g, bán hạ chế 4g, mạch môn 18g, nhân sâm 5g, cam thảo 3g. Sắc uống.

Bán hạ chế: Bán hạ phải qua sơ chế mới sử dụng được vì nó độc

Bán hạ

Đạm trúc diệp hay còn gọi cỏ lá tre, sơn kê mễ, áp chích thảo, là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo, được sử dụng để chữa bệnh

Cây mạch môn là một cây thuốc nam quý, loại thảo, sống lâu năm, cao 10-40cm, rễ chùm, trên rễ có những chỗ phát triển thành củ mẫm. Lá mọc từ gốc, hẹp, dài 15-40cm, rộng 1-4cm, gốc lá hơi có bẹ. Cán mang hoa dài 10-20cm, hoa màu lơ nhạt, cuống dài 3-5mm, mọc tập trung 1-3 hoa ở kẽ các lá bắc, màu trắng nhạt. Quả mọng màu tím đen, đường kính của quả chừng 6mm. Quả có 1-2 hạt.

Bài 6: hoàng liên 5g, quy thân 6g, sinh địa 12g, đơn bì 6g, thăng ma 6g. Sắc uống.

Đơn bì: Các Glucosid của Đơn bì có tác dụng kháng viêm mạnh hơn (Trung Dược Học). In vitro, nước sắc Đơn bì có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với trực khuẩn thương hàn, tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). Phenol Đơn bì có tác dụng giảm đau, an thần, chống co giật, giải nhiệt do ức chế trung khu thần kinh (Trung Dược Học). Trên thực nghiệm, Phenol Đơn bì có tác dụng chống gây loét trên chuột bị kích thích, ức chế xuất tiết dạ dầy của chuột (Trung Dược Học). Đơn bì có tác dụng chống chuột nhắt có thái sớm. Phenol Đơn bì làm cho niêm mạc tử cung súc vật xuất huyết, thông kinh (Trung Dược Học). Nước sắc Đơn bì và Phenol Đơn bì đều có tác dụng hạ áp. Nước sắc không có Phenol Đơn bì không có tác dụng hạ áp kéo dài hơn (Trung Dược Học).

Thăng ma: Nước chiết xuất Thăng ma có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc (Trung Dược Học). Dịch chiết thăng ma có tác dụng ức chế tim, làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, ức chế ruột và tử cung cô lập có thai nhưng lại gây hưng phấn bàng quang và tử cung không có thai (Trung Dược Học). Nước sắc Thăng ma có tác dụng ức chế vi khuẩn lao và một số nấm ngoài da (Trung Dược Học).

Thuốc dùng để súc miệng

Mỗi buổi sáng và buổi tối ngậm mấy lá chè nhai từ từ, tạm thời khử mùi hôi trong miệng.

  • Hương nhu 40g sắc với 200ml ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.
  • Húng chanh 100g sắc lấy nước đặc để ngậm và súc miệng.
  • Rau mùi tàu 200g, một chút muối, sắc lấy nước đặc, súc miệng.

Chú ý vệ sinh răng miệng, trước khi đi ngủ không nên ăn. Tạo thói quen khám định kỳ răng miệng 6 tháng/lần; điều trị bệnh nha chu nếu có, lấy cao răng, điều trị bệnh viêm mũi xoang, bỏ thuốc lá và các bệnh nội khoa khác. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, không ăn thực phẩm chiên rán, thức ăn cay, nóng khó tiêu, đại tiện táo, tiêu hóa không tốt gây hôi miệng